Lò hơi đốt than; cấu tạo và hướng dẫn sử dụng; Phúc Trường Hải
Ngày đăng: 27/04/2023 11:30 PM

Nội dung bài viết

    Một trong những thiết bị thiết yếu nhất của các nhà máy công nghiệp ngày nay chính là lò hơi đốt than, vậy lò hơi đốt than là gì? và sử dụng lò hơi đốt than như thế nào?. Bài viết sau đây không chỉ giúp bạn giải thích các vấn đề trên mà còn cung cấp thêm rất nhiều kiến thức bổ ích khác về lò than. 

    Lò hơi đốt than là gì?

    Lò hơi đốt than (hoặc nồi hơi) là lò hơi công nghiệp sử dụng nhiên liệu than để đun sôi và tạo thành hơi nước thường sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, nguồn hơi sẽ có nhiệt độ và áp suất phù hợp. Do nhiệt độ và áp suất thường rất cao nên thông thường sẽ dùng ống chuyên dùng chịu được nhiệt và áp suất cao. Lò hơi nổi bật với đặc tính tạo ra những nguồn năng lượng an toàn không gây cháy để vận hành những thiết bị ở gần nơi cấm lửa hoặc nguồn điện. 

    Ứng dụng của lò hơi đốt than

    Mỗi loại lò hơi đốt than có các cấu tạo, đặc điểm, nguyên lí hoạt động phù hợp với nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Lò hơi đốt than được sử dụng nhiều trong các nhà máy công nghiệp để cung cấp và dẫn các nguồn nhiệt, nguồn hơi đến các máy móc cần sử dụng. Lò hơi đốt than được sử dụng phổ biến trong ngành các ngành công nghiệp như dệt, may, thực phẩm, nước ngọt, rượu bia, hải sản, nước mắm, tương,…

    Các loại lò hơi đốt than 

    Do sự khác nhau về cấu tạo và nguyên lý hoạt động nên lò hơi đốt than được chia thành 2 loại: Lò hơi đốt than ghi xích và lò hơi đốt than ghi tĩnh. 

    Ghi là bộ phận quan trọng của hàu hết các lò hơi nằm trong buồng đốt. Ghi là phần kim loại nơi mà chất đốt được đặt lên bề mặt để đốt cháy và sinh nhiệt. 

    Lò hơi đốt than ghi xích 

    Trong 2 loại lò hơi đốt than thì lò hơi đốt than ghi xích chiếm tỷ lệ được sử dụng nhiều hơn do có cơ cấu cấp nhiên liệu và thải xỉ tự động, có thể vận hành đơn giản và giảm nguồn nhân lực. Lò hơi đốt than ghi xích là loại lò hơi công suất nhỏ và trung bình.

    Cấu tạo của lò hơi đốt than ghi xích: Tổ hợp ống nước công suất 6-60 tấn/giờ và ống lửa công suất 1-6 tấn/giờ

    Lò hơi bao gồm 3 pass, ghi xích lớn và dài phù hợp nhất với than cám. 

    Các hệ thống nổi bật được trang bị trong lò hơi đốt than ghi xích: hệ thống lọc bụi, hệ thống phun nước, hệ thống điều khiển tự động vô cấp bằng biến tần, hệ thống thu hồi nhiệt nước, và gia tăng gió nóng. 

    Lò hơi đốt than ghi tĩnh

    Đặc tính vượt trội của loại lò hơi đốt than ghi tĩnh là công suất làm việc lớn và lên đến 1-10 tấn/giờ. Điều này giúp nhà máy tiết kiệm thời gian và giảm áp suất làm việc. 

    Cấu tạo của lò hơi đốt than ghi xích cũng tương tự với lò hơi ghi xích, nó vẫn gồm 3 pass, 2 loại ống nước và ống lữa. Mặt ghi có diện tích lớn, dạng thanh bền chắc. 

    Các hệ thống của lò hơi đốt than ghi tĩnh cũng được trang bị như những hệ thống của lò hơi ghi xích trên.

    Hướng dẫn sử dụng lò hơi đốt than với 4 bước 

    1- Kiểm tra hệ thống lò

    Vì lò hơi đốt than là một thiết bị lớn, rất dễ gây nguy hiểm nếu như bạn không kiểm tra một số bộ phận của lò trước khi đốt

    1. Cần kiểm tra xem các loại van, bơm tay, bơm điện, bình cấp nước, bể chứa nước, hệ thống đường ống đã lắp đặt đúng cách và đã chắc chắn chưa. Đặc biệt là các van phải được đóng kín, và cũng phải đảm bảo tháo/mở dễ dàng. 
    2. Các thiết bị đo lường và an toàn và lắp đúng kỹ thuật, xem vạch chỉ đỏ trên áp kế để xem áp suất làm việc tối đa là bao nhiêu, và xem vạch chỉ đỏ của ống thủy sáng hiển thị mức nước trung gian và mức nước cao nhất. Chỉnh van an toàn đến áp suất phù hợp với quy định
    3. Kiểm tra xem toàn bộ lò hơi có phần nào bị hư hỏng không, nếu có cần khắc phục ngay lập tức
    4. Đảm bảo nguồn nước cấp cho lò hơi phải đủ dự trữ, đảm bảo nguyên liệu đốt phải đủ dự trữ và nguyên liệu này có phù hợp để đốt không
    5. Các dụng cụ chính bạn cần chuẩn bị:
    • Xà beng đầu hình mũi giáo dài khoảng 2m
    • Cào nhẹ 2m 
    • Xẻng 2 răng 2m
    • Búa con, cờ lê, mỏ lết,…

    2- Nhóm lò

    Chuẩn bị nhóm lò 

    Để bước này được hoàn thiện, cần thực hiện đầy đủ các bước:

    1. Phải đóng Van xả, van an toàn và van hơi. Mở van xả khí để thoát khí, mở các van cấp nước cho lò, mở van lưu thông với ống thuỷ, các van ba ngã của áp kế
    2. Bơm nước vào đến vạch quy định là mức thấp nhất của ống thuỷ, kiểm tra độ kín chắc chắn của các van, mặt bích
    3. Đóng van cấp nước vào trong lò. Mở van bơm nước vào bình cấp nước trung gian, khi nào đầy thì đóng lại
    4. Các phương pháp khi đưa nhiên liệu vào bồn đốt
    • Nhiên liệu củi: rải một ít củi khô chè nhỏ bên dưới, củi lớn hơn thì để bên trên
    • Nhiên liệu than: Rải một ít than mỏng lên xung quanh buồng đốt, ở giữa thì để củi khô
    • Mở cửa khoảng 15 phút để thông gió cho than, cửa gió và lá chắn khói cho lò.

    Nhóm lò

    Tẩm dầu vào một giẻ khô để mồi lửa và sau đó cho vào buồng đốt. Khi củi đã cháy hoàn toàn bề mặt, trên ghi lò đã xuất hiện một lớp than nóng, thì ta cho vào thêm một lớp than mỏng bên trên, sau đó đóng cửa lò, cửa gió lại để chắn gió mạnh. Thời gian nhóm lò này được thực hiện từ từ, tầm khoảng 30-45 phút. 

    Khi lò xuất hiện các hơi nước thì đóng các van lại, cho tăng sức hút và quá trình cháy, kiểm tra tình trạng các van. Rửa ống thủy, áp kế khi áp suất hơi từ 1-1,5kG/cm2 đồng thời quan sát hoạt động của chúng. Khi nào thấy áp suất lò đạt 2kG/cm2 hãy cẩn thận dùng cờ lê tay ngắn vặn chặt lại các đai ốc trong phạm vi lò hơi. Khi áp suất lò đạt đến mức áp suất tối đa, mở van hơi, van nước nối giữa lò và bình cấp nước trung gian để kiểm tra hệ thống cấp nước cho lò, nếu thấy nước cấp vào lò bình thường thì nâng áp suất lò lên, van an toàn phải làm việc và kim áp kế sẽ cần vượt quá vạch đỏ một chút.

    Khi đưa áp suất của lò lên áp suất giới hạn và kiểm tra xong sự hoạt động của lò thì bạn đã hoàn thành quy trình nhóm lò

    3- Vận hành lò

    Chế độ đốt lò 

    Trong quá trình cấp hơi, lò phải đảm bảo giữ đúng chế độ đốt, nghĩa là nhiên liệu phải cháy hoàn toàn. Nếu xuất hiện khói đen nghi ngút thì phải tăng thêm gió và tạo sức hút. Nếu không nhìn rõ khói thì hạn chế cấp gió, và giảm sức hút. Khói màu xám là tín hiệu của mức độ đốt lò tốt

    Than cho vào phải trải đều trên mặt ghi và cho từng lượng nhỏ vào để duy trì sự cháy đều trên mặt ghi. Cấp than, cào xỉ phải thao tác nhanh chóng, sau đó đóng cửa cho than lại. 

    Chiều dày lớp than, củi trên mặt ghi dao động khoảng 300mm

    Xỉ được cho cào ra bằng cừa tro, cửa bụi. Việc cào xỉ, bụi được làm theo chu kỳ, cần tăng sức hút của lò bằng cách mở to lá chắn khói 

    Cấp hơi 

    Khi áp suất trong lò gần với áp suất làm việc tối đa thì chuẩn bị cấp hơi. Khi cấp hơi thì chế độ cháy phải ổn định. 

    Trong giao đoạn cấp hơi, cần mở van hơi chính từ từ để một lượng hơi nhỏ làm nóng đường ống dẫn hơi và xả hết nước đọng trên đường ống dẫn hơi khoảng 10 – 15 phút, sẽ xảy ra hiện tượng giãn nở ống và giá đỡ ống, nếu thấy bình thường thì mở hết cỡ van hơi. Mở nhẹ nhẹ từ từ, khi mở hết cỡ xong thì vặn ngược lại nửa van. 

    Để hạn chế hiện tượng hơi lẫn nước, nước lúc cấp vào lò phải từ từ, không cho mức nước trong lò cao hơn mức bình thường của ống thuỷ. 

    Cấp nước 

    Trong thời gian vận hành lò phải giữ được mức nước trong lò hơi, không để lò vận hành lâu ở mức thấp nhất hoặc cao nhất. Lò hơi sẽ được cấp nước định kỳ từ bình cấp nước trung gian hoặc bơm bằng tay vào. 

    Có thể sử dụng bình cấp nước trung gian như bình cấp nước chính cho lò theo trình tự như sau: 

    Nước cấp từ bình chứa từ trên cao chảy vào bình cấp nước trung gian khi mở van 1-4 và đóng van 2-3-5 ( theo sơ đồ lò hơi ). Khi đầy bình thì đóng van 1-4 và cấp hơi sang bình nước trung gian, chờ khoảng 1-2 phút  để nước trong bình ấm dần thì mở van 2 để nước trong bình trung gian đổ nước vào lò, khi nước vào hết thì đóng van 2-3 lại. Quá trình cấp nước vào lò cũng sẽ tương tự quy trình trên.

    Chế độ xả bẩn

    Thao tác với van 6-7 để thực hiện xả bẩn định kỳ 

    Việc xác định số lần xả bẩn sẽ tuỳ thuộc vào chế độ nước cấp ở từng đơn vị sử dụng lò hơi. Nước cấp mà càng cứng, độ kiềm càng cao thì phải xả bẩn thường xuyên. Thông thường ít nhất 1 cả xả 2 lần. Lưu ý trước khi xả phải nâng cao mức nước trong nồi lên mức nước trung bình khoảng 25, 50mm theo ống thuỷ. Bên cạnh đó ống thuỷ cũng phải được rửa ít nhất 2 lần trong 1 ca, và kiểm tra liền tục

    Yêu cầu nước cấp 

    Nước cấp phải có độ cứng an toàn, không vượt quá 0,5mgđl/lít: PH = 7,10

    4- Ngừng lò 

    Ngừng lò bình thường 

    • Giảm từ từ lượng nhiên liệu, không khí phụ tải lò
    • Giảm lưu lượng nước cấp 
    • Gỉam hết tại, đóng van cấp hơi chính 
    • Mở van xả khí khoảng 20 phút sau đó đóng lại
    • Khi lửa trong lò tắt hẳn, ngưng quạt gió, 5 phút sau dùng quạt hút khối đóng kín cửa lò lại.
    • Khi ngừng lò trong 24h, nếu nhiệt độ nước dưới 700C thì xả nước bỏ

    Lưu ý: Khi đã ngừng lò, không được xả nước xuống dưới mức thấp trên ống thủy nếu nước lò còn nóng hơn 700C.

    Ngừng lò sự cố 

    • Lập tức Bấm chuông báo động ngừng lò khẩn cấp 
    • Ngưng các hệ thống cấp nhiên liệu và quạt gió
    • Đóng van cấp hơi chính lại 
    • Để lò nguội dần

    Lưu ý: Cấm dùng nước để dập lửa lò

    Các phương pháp bảo dưỡng lò

    Phương pháp bảo dưỡng khô

    Phương pháp này thường áp dụng cho lò hơi ngưng vận hành trên 1 tháng

    Sau khi vận hành lò xong thì mở các van ra tháo nước trong lò hơi, rửa sạch lò bằng nước và sấy khô. Mở cửa vệ sinh trên thân lò dùng vôi sống (8-10 kg) với hạt kích thước 10-30mm đặt trên mân nhôm đưa vào nồi hơi. Đóng các van lại, cứ 3 tháng kiểm tra một lần, nếu có vôi nở thành bột thì thay cái mới.

    Phương pháp bảo dưỡng ướt

    Phương pháp này thường áp dụng cho lò hơi ngưng vận hành dưới 1 tháng. 

    Sau khi sử dụng xong lò thì tháo hết nước trong lò ra rửa sạch cáu cặn trong lò, cho nước đã xử lý vào lò, đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lên 100 độ C. Mở van an toàn thoát khí, đóng các van còn lại và dập lửa.

    Vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi như thế nào

    Vệ sinh

    Chu kỳ vệ sinh thông thường từ 3-6 tháng/ lần. Sử dụng hoá chất NaOH nồng độ 2% để vệ sinh cáu cặn trong lò hơi. Các hoá chất này phải do những người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm chọn và xử lý. 

    đổ dung dịch NaOH vào nồi hơi và đun đến sôi (áp suất làm việc 0,3-0,4 trong 12-24h) hoặc có thể lâu hơn do độ dày cùa cáu cặn. Sau khi tháo NaOH ra khỏi lò thì rửa lò và vệ sinh cơ khí. 

    Duy tu 

    Cứ 1 tháng kiểm tra lại toàn bộ lò hơi 1 lần, xem các van, ống thuỷ, áp kế, ống sinh hơi có bị rò rỉ không. Tro có bị tích tụ, ghi có bị cháy, các lớp chịu nhiệt có bị hư hại gì không. 

    Từ 3-6 tháng nên kiểm tra toàn diện lò và sửa chữa, kết hợp với vệ sinh cáu cặn

    Khi có hiện tượng hư hỏng của các bộ phận chịu áp lực thì cần ngừng vận hành và tiến hành sửa chữa nhanh chóng. Các hiện tượng này có thể gây nên những tai nạn nghiêm trọng.

    Việc vệ sinh, sửa chữa lò hơi phải áp dụng đúng quy định, kỹ thuật và được đơn vị nhà nước pháp lý công nhận. 

    Nếu bạn cần bất kỳ sự hỗ trợ nào về mặt kỹ thuật hoặc cần tư vấn lắp đặt lò hơi tầng sôi đốt than hoặc các loại nồi hơi khác cho doanh nghiệp của mình, vui lòng liên hệ với Phúc Trường Hải theo số điện thoại: 0906 766 812

    Bài viết liên quan

    27 Apr, 2023

    THƯ CHÚC TẾT 2021

    27 Apr, 2023

    CORONAVIRUS